Cách làm bánh trôi bánh chay tết hàn thực
Tết Hàn thực, ngày 3 tháng 3 âm lịch hằng năm là ngày tết cổ truyền của người Trung Hoa được lan truyền sang đất Việt. Theo tục lệ của người Trung Quốc, đây là ngày cấm dùng lửa, nấu ăn, ngay cả việc làm cỗ cúng cũng phải làm từ hôm trước. Khi được truyền vào Việt Nam, tết Hàn thực vẫn giữ ý nghĩa đặc trưng của nó và có thêm những nét rất riêng chất Việt. Một trong những nét đặc trưng của người Việt là bánh trôi, bánh chay được nấu vào ngày này. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của bánh trôi và cách làm bánh trôi bánh chay tết hàn thực.
Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay và cách làm bánh trôi bánh chay tết hàn thực
Ý nghĩa của bánh trôi, bánh chay tết hàn thực
Tết Hàn thực mang ý nghĩa đạo đức quan trọng, con cháu tưởng nhớ đến ông bà, tổ tiên và nhân dân tưởng nhớ công lao của người đã khuất.
Xuất phát từ truyền thuyết của Trung Quốc, tết Hàn thực mùng 3 tháng 3 âm lịch, kiêng không nổi lửa vào ngày này người dân đều ăn những món ăn nấu chín để nguội từ hôm trước. Tuy nhiên, ngày lễ này ở nước ta, việc nấu nướng vẫn diễn ra bình thường tại mỗi gia đình. Có thể nói tại Việt Nam, bánh trôi bánh chay trở thành biểu tượng riêng có của ngày tết Hàn thực. Nhà nhà làm 2 món bánh này để thắp hương tưởng nhớ ông bà tổ tiên và như một hình thức kỉ niệm này Tết đặc biệt. Hình ảnh tròn trịa, đầy đặn của bánh trôi bánh chay tượng trưng cho những điều viên mãn, đủ đầy, gợi nhớ ta đến những truyền thuyết của dân tộc như sự tích “Bọc trăm trứng” và là nguồn cảm hứng đi vào thơ ca như bài thơ “Bánh trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
Người dân Việt Nam cần giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp này cho con cháu ngày sau. Truyền giữ hương thơm của gạo nếp, vị bùi của đỗ xanh và cái ngọt của đường mật trong mỗi đĩa bánh trôi, bánh chay được chuẩn bị vào ngày tết cổ truyền.
THAM KHẢO NHIỀU MÓN ĂN NGON KHÁC TẠI ĐÂY
Hướng dẫn cách làm bánh trôi bánh chay
Bánh trôi bánh chay được chuẩn bị vào lễ Hàn thực được biến tấu và kết hợp với vô vàn loại nguyên liệu phong phú khác nhau, không chỉ mang đến hình thức đẹp mắt mà còn tạo ra hương vị độc đáo riêng biệt.
Làm bánh trôi bằng bột nếp khô
Nguyên liệu chuẩn bị làm bánh trôi bằng bột nếp khô.
• Bột nếp khô: 220 gr.
• Bột gạo tẻ: 50 gr.
• Đường mật viên: 30 viên.
• Vừng trắng: 5 gr.
• Cùi dừa nạo sợi: 10 gr.
• Muối: ½ thìa cà phê.
Các bước làm bánh trôi bằng bột nếp khô
– Bước 1: Cho 220 gr bột nếp và 50 gr bột tẻ vào một chiếc bát to cùng ½ thìa cà phê muối. Trộn đều hỗn hợp bột nếp tẻ. Chuẩn bị 150 ml nước ấm. Cho từ từ nước ấm vào hỗn hợp bột, chia thành nhiều lần, không nên cho quá nhiều nước 1 lúc. Liên tục dùng tay nhào bột thật mạnh và kỹ cho đến khi cảm nhận bột đủ độ dẻo, không dính tay và không bị nhão là được.
– Bước 2: Để bột nghỉ 30 phút sau đó đem khối bột chia thành từng viên bột nhỏ. Dùng tay ấn dẹt viên bột, cho đường viên vào giữa rồi gói lại, vo tròn đều. Chú ý vo đều tay để viên bánh trôi được tròn đẹp và không bị hở nhân.
– Bước 3: Chuẩn bị một nồi nước, bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì thả các viên bánh trôi đã nặn vào luộc. Dùng đũa đảo nhẹ qua một lần để tránh viên bánh sát dưới đáy nồi. Đậy nắp nồi khoảng 3 phút. Khi kiểm tra thấy bánh trôi nổi lên trên mặt nước tức là bánh đã chín.
– Bước 4: Vớt viên bánh trôi chín ra một bát nước lạnh đã chuẩn bị trước, đảo nhẹ, khi thấy bánh chìm lại xuống dưới đáy thì vớt ra đĩa. Rắc lên đĩa một chút nước luộc bánh để bánh không bị khô cứng.
– Bước 5: Rắc vừng và cùi dừa nạo sợi lên trên đĩa bánh trôi giúp đĩa bánh được đẹp mắt là hoàn thành.
Cách làm bánh trôi nước nhân đậu xanh
Nguyên liệu làm bánh trôi nước nhân đậu xanh
– Bột nếp: 250 gr.
– Bột gạo 50 gr.
– Đường: 1 bát nhỏ.
– Muối: ½ thìa cà phê.
– Đậu xanh không vỏ: 100 gr.
– Cùi dừa nạo sợi: 30 gr.
– Nước cốt dừa: 300 ml.
– Gừng: 1 nhánh.
– Vừng trắng: 3 thìa cà phê.
Cách làm bánh trôi nước nhân đậu xanh
– Bước 1: Trộn đều bột nếp và bột gạo vào trong một chiếc bát to. Cho thêm ½ thìa cà phê muối giúp cho bánh có vị đậm đà. Đổ từ từ 150 ml nước ấm vào trong hỗn hợp bột. Để có thể kiểm soát bột nên chia lượng nước thành nhiều lần, không nên đổ quá nhiều nước một lần. Dùng tay nhào kỹ bột cho đến khi bột mịn và không bị dính tay. Để bột ủ trong vòng 30 phút.
– Bước 2: Chuẩn bị nhân đậu xanh. Đậu xanh không vỏ ta đem ngâm nước cho nở mềm trong khoảng 3 đến 4 tiếng. Rửa sạch lại đậu với nước rồi cho đậu vào trong nồi hấp chín. Khi đậu xanh chín thì đổ đậu ra một chiếc bát, dùng thìa tán nhuyễn đậu.
– Bước 3: Đổ đậu đã tán nhuyễn vào một chiếc chảo, cho vào chảo cùi dừa sợi và 3- 5 thìa đường, tùy khẩu vị của bạn. Bật bếp, sên đậu với đường và dừa cho đến khi đậu sền sệt thì tắt bếp. Dùng tay vo bột đậu nhuyễn thành các viên trong nhỏ đường kính hoảng 1,5cm đến 2 cm.
– Bước 4: Bột sau khi ủ 30 phút thì mang ra chia thành các viên bột nhỏ. Dùng tay ấn dẹt viên bột rồi đặt viên đậu xanh vào giữa, gói bột kín mặt đậu rồi vo tròn lại.
– Bước 5: Đặt một nồi nước lên bếp, đun sôi. Khi nước sôi thì thả từ từ các viên bánh trôi nhân đậu xanh vào trong nồi luộc chín. Sau khoảng 3 đến 5 phút thấy bánh nổi trên mặt nước thì có thể vớt ra bát nước đun sôi để nguội.
– Bước 6: Nước luộc bánh tiếp tục đun, cho vào 5 thìa đường, cùng với vài lát gừng rửa sạch, đập dập hoặc thái nhỏ. Khuấy đều cho đường tan và đun sôi thì tắt bếp.
– Bước 7: Cho vào bánh trôi vào bát con, chan nước đường cùng nước cốt dừa lên trên. Rắc vào bát một chút vừng trắng và sợi cùi dừa. Vậy là bạn đã hoàn thành món bánh trôi nhân đậu xanh thơm ngọt.
Cách làm bánh trôi tàu nhân thịt
Nguyên liệu làm bánh trôi tàu nhân thịt:
– Bột nếp: 200 gr.
– Thịt heo băm: 100 gr.
– Cùi dừa nạo sợi: 30gr
– Mè đen: 50 gr.
– Đường trắng: 1 thìa cà phê.
– Hạt tiêu: ¼ thìa cà phê.
– Muối: 1 thìa cà phê.
– Nấm mèo: 10 gr.
– Nấm hương: 10 gr.
– Gừng: 1 củ.
– Đường thốt nốt: 200 gr.
Các bước làm món bánh trôi tàu nhân thịt
– Bước 1: Nấm đem ngâm nước ấm cho nở mềm rồi vớt ra vắt sách nước. Băm nhỏ nấm rồi trộn nấm với thịt băm. Cho thêm vào 1 thìa cà phê muối cùng ½ thìa cà phê đường, ¼ thìa cà phê hạt tiêu. Trộn đều cho thịt và nấm ngấm gia vị.
– Bước 2: Cho thịt và nấm vào trong nồi xào sơ qua khoảng 1 – 2 phút.
– Bước 3: Cho 200 gr bột nếp vào một chiếc bát, rót từ từ 100 ml nước ấm vào rồi nhào bột. Dùng tay nhào mạnh và kỹ giúp bột được mịn và dẻo. Lượng nước cần chú ý cho vào vừa đủ, tránh bột bị cứng vụn hoặc nhão.
– Bước 3: Chia khối bột đã nhào thành các viên đều nhau. Dùng tay ấn dẹt bột rồi cho nhân thịt nấm băm vào giữa, dùng tay gói nhẹ lại, tránh cho nhân bị rơi ra. Vo tròn đều viên bột. Làm tương tư với số bột và nhân còn lại.
– Bước 4: Chuẩn bị một nồi nước, bật bếp đun sôi. Khi nước sôi thì thả từ từ các viên bánh vào nồi luộc. Bánh chín sẽ nổi lên mặt nước, vớt bánh ra ngoài.
– Bước 5: Dùng tiếp nồi nước luộc bánh, nếu thấy ít nước thì cho thêm nước lạnh vào đun. Cho vào 300 gr đường thốt nốt, vài lát rừng. Đun nhỏ lửa cho đến khi đường tan và nước sôi thì tắt bếp.
– Bước 6: Cho 2 đến 3 viên bánh vào một chiếc bát con, chan nước gừng vào bát, rắc thêm mè đen, vừng và dừa sợi là hoàn thành.
Cách làm đĩa bánh trôi màu sắc
Nguyên liệu làm bánh trôi màu sắc
– Bột nếp: 300 gr.
– Đường viên: 30 viên.
– Ruột gấc chín: 2 thìa nhỏ.
– Hoa đậu biếc khô: 4 bông.
– Bột nghệ: 2 thìa cà phê.
– Củ dền: 30 gr.
– Vừng: 20 gr.
– Dừa nạo: 30 gr.
– Rượu trắng: 15ml.
Các bước làm bánh trôi màu sắc
– Bước 1: Cho bột nếp chia vào 4 chiếc bát bằng nhau.
– Bước 2: Làm màu cho bột.
+) Để làm bánh trôi màu đỏ ta sử dụng ruột gấc chín. Bóp ruột gấc chín cùng 15ml rượu trắng, nhớ loại bỏ hạt gấc. Trộn bột nếp cùng với thịt gấc, cho thêm nước vào để nhào bột được mịn. Nhao bột cho đến khi đều màu và dẻo, không dính tay.
+ Bánh trôi màu xanh được làm từ hoa đậu biếc. Hoa đậu biếc khô đem ngâm vào nước nóng để phai màu hoa nước. Lấy nước hoa đậu biếc ngâm đã nguội đổ vào khối bột khô đã chuẩn bị. Nhào kỹ bột với nước hoa đậu biếc cho đến khi bột chuyển màu xanh đẹp mắt, bột dẻo, không dính tay.
+ Bánh trôi màu tím: Củ dền đem rửa sạch, xay nhuyễn cùng 1 ít nước lọc. Vắt lấy nước củ dền, lọc bỏ bã. Trộn nước củ dền với bát bột tiếp theo. Nhào bột mịn, dẻo, đều màu là được.
+ Bánh trôi có màu vàng nhờ bột nghệ. Trộn đều bột nghệ vào bát bột thứ 4, đổ từ từ nước ấm vào trong hỗn hợp bột. Dùng tay nhào kỹ bột cho đến khi bột mịn và không bị dính tay.
– Bước 2: Ủ bột trong vòng 30 phút.
– Bước 3: Đem các khối bột chia thành từng viên bột nhỏ. Dùng tay ấn dẹt viên bột, cho đường viên vào giữa rồi gói lại, vo tròn đều. Chú ý vo đều tay để viên bánh trôi được tròn đẹp và không bị hở nhân.
– Bước 4: Chuẩn bị một nồi nước, bắc lên bếp đun sôi. Khi nước sôi thì thả các viên bánh trôi đã nặn vào luộc. Dùng đũa đảo nhẹ qua một lần để tránh viên bánh sát dưới đáy nồi. Đậy nắp nồi khoảng 3 phút. Khi kiểm tra thấy bánh trôi nổi lên trên mặt nước tức là bánh đã chín.
– Bước 5: Chuẩn bị một bát nước sôi để nguội, khi bánh chín thì vớt thả bánh vào bát nước nguội ngâm khoảng 45 giây thì bày ra đĩa.
– Bước 6: Rắc vừng cùng dừa nạo lên trên đĩa bánh trôi giúp đĩa bánh được đẹp mắt và có mùi vừng thơm là hoàn thành.
Lưu ý nhỏ để có món bánh trôi, bánh chay thơm ngon, đẹp mắt:
– Trộn một chút bột gạo tẻ với gạo nếp để viên bánh trôi không quá bết dính, ăn ngon hơn.
– Nhào bột thật kĩ, tránh hiện tượng vón cục bột, sẽ làm món ăn không được ngon.
– Sau khi luộc, bánh nổi lên tầm 5-7 giây, vớt bánh ra là đẹp nhất. Vớt quá sớm bánh sẽ khô, cứng; vớt quá muộn bánh sẽ nhão, nát.
– Cho bánh đã chín vào nước lạnh với mục đích làm se bề mặt và định hình viên bánh, tránh bết dính và chảy nhão.
THAM KHẢO:
Bật mí cách làm bánh chay bằng bột nếp khô
Bánh trôi bánh chay là phần không thể thiếu vào dịp tết Hàn Thực hằng năm ở nước ta. Bài viết trên đây đã giới thiệu với bạn đọc về ý nghĩa của món ăn cổ truyền này cùng với các hướng dẫn chi tiết để làm món bánh trôi bánh chay tết Hàn thực. Chúc bạn thành công với món ăn ý nghĩa, thơm ngon này.