Có nên mở xưởng sản xuất hoa quả sấy ?
Trái cây sấy là một trong những mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao, do dễ bảo quản và vận chuyển, cũng nhu cầu tiêu thu bắt đầu tăng dần tại các quốc gia phát triển. Mặt khác, mặt hàng cũng được xem là giải pháp để kéo dài thời hạn sử dụng hoăc tích trữ nông sản để đối phó với kịch bản “được mùa-mất giá” hoặc ngược lại. Vậy có nên mở xưởng sản xuất hoa quả sấy? Để trả lời được câu hỏi đó, hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất hoa quả sấy cần những gì. Quy trình sản xuất trái cây khô
Trước hết, chúng ta cần tìm hiểu định nghĩa về trái cây khô. Trái cây khô được tạo nên từ công đoạn tách nước ra khỏi trái cây những vẫn giữ lại các dưỡng chất khác nhằm đảm bảo yếu tố năng lượng và dinh dưỡng cho người tiêu dùng.
Đi vào phần quy trình, bước đầu chính là khâu lựa chọn nguyên liêu. Trái cây được chọn phải là nhũng quả tươi, đã làm sạch vỏ và tiệt trùng. Bước tiếp theo là hấp, tác dụng chính của công đoạn này là bảo toàn các tình chất có lợi của sản phẩm và rút ngắn thời gian cho công đoạn sấy về sau.Tiếp theo là giai đoạn xử lý hóa chất, thường sẽ xử dụng các chất chống oxy hóa như Axit Sulfurous (H2SO3) hay Axit Citric (C6H8O7) nhằm làm chậm các phản ứng sẫm màu, làm mất vẻ bề ngoài màu tự nhiên của trái cây. Bước tiếp theo là bắt đầu sấy. Lúc này, cần lưu ý nhiệt độ, độ ẩm, độ dày của lớp sấy và độ lưu thông của không khí xung quanh.
Sau khi hoàn tất bước sấy, thì đến bước đóng gói và bảo quản. Dùng quạt để thổi cho các sản phẩm nguội hẳn rồi mới đóng gói. Vật liệu của bao bì thường là giấy các-tông hoặc chất dẻo. Cuối cùng, là phân phối đến các nhà bán lẻ và tiêu thụ sản phẩm.
Các phương pháp sấy phổ biến
Đầu tiên là sấy lạnh, thường sử dụng nhiệt độ -20 °C, thích hợp cho các loại trái cây như mít, thanh long, chuối hoặc khoai lang. Tính chất của sấy lạnh hay còn gọi là sấy thăng hoa là dùng nhiệt độ để làm đông lượng nước có trong trái cây, rồi cho lượng nước đã chuyển sang thể rắn này bay hơi dần. Phương pháp này được áp dụng vào mô hình công nghiệp lân đầu vào những năm 1890, khởi xướng bởi Richard Altmann. Suốt 1 thời gian dài, phương pháp này không được biết đến nhiều, mãi cho đến Thế chiến II. Khi đó, nhu cầu bảo quản huyết tương và Penicillin cho các thương binh trên chiến trường tăng cao. Đến những năm 50-60 của thế kỷ 19, phương pháp này mới được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực thực phẩm.Ngược lại, sấy nóng là quá trình dùng nhiệt độ làm khuếch tán nước từ bên trong ra bề mặt cảu trái cây rồi cho bay hơi vào môi trường xung quanh. Ưu điểm của phương pháp này có là tốc độ sấy nhanh, thích hợp cho quy mô lớn. Trái cây sau khi được sấy khô, việc giảm độ ẩm kết hợp với hàm lượng axit và đường sẽ làm ức chế sự phát triển của các vi sinh vật có hại.Ngoài ra, còn có các phương pháp sấy khác như sấy bằng tia hồng ngoại, sấy bằng điện cao tầng hay sấy chân không, nhưng gần như không có ứng ụng cho thực phẩm vì yếu tố chi phí.
Kết luận
Nếu đang có ý định mở 1 xưởng sản xuất trái cây sấy khô thì bạn nên biết các thông tin trên. Có thể thấy sự hỗ trợ của các thiết bị máy móc trong khâu sản xuất là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc đầu tư những thiết bị sấy chuyên dụng thì cũng nên chú ý đến các thiết bị chuyên dụng cho công đoạn cắt gọt, thái lát trái cây. Trên thị trường, hiện có nhiều dòng máy có chức năng này, tiêu biểu có thể kể đến Máy cắt rau củ công nghiệp 3A1,5Kw (loại băng tải) do Công ty cổ phần đầu tư Tuấn Tú chế tạo dùng để thái đa dạng các loại rau, củ, quả,… Với năng suất đạt khoảng 100-300kg/giờ, giúp giảm được tối đa chi phí thuê nhân công và thời gian thực hiện công việc sơ chế nguyên liệu.
Thông tin dịch vụ tư vấn khách hàng:
Công ty CPĐT Tuấn Tú
Hotline Miền Bắc: (024)22.05.05.05 – 0948912688 – 0914567869 – 0916478186
Hotline Miền Nam: 0945796556 – 0984930099
Email: maynhabep.info@gmail.com
Địa chỉ VPGD: Số 2, Ngõ 2, Đường Liên Mạc, Phường Liên Mạc, Quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Website: http://maynhabep.com
Facebook: https://www.facebook.com/maynhabep/