Bật mí danh sách những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ
Trẻ nhỏ có sức đề kháng khá yếu do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, chưa hình thành được cơ chế tự phòng vệ như người lớn. Do vậy, các mẹ cần lưu ý hình thành lối sống khoa học, sinh hoạt điều độ và cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng đa dạng và hợp lý để giúp trẻ chống chọi lại với các tác nhân gây bệnh xuất hiện trong môi trường sống. Nhằm giúp các mẹ có những kiến thức cơ bản trong việc chăm sóc sức khỏe, maynhabep.com xin chia sẻ những thông tin hữu ích và bật mí những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ qua bài viết dưới đây.
Tổng hợp từ A – Z cách chăm sóc và những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ
Thông tin cơ bản về sức đề kháng của trẻ
Sức đề kháng là cơ chế phòng vệ nội tại bên trong mỗi cơ thể sống ngằm chống lại sự xâm nhập của những tác nhân từ môi trường sống len lỏi vào bên trong cơ thể và gây bệnh như: vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… Sức đề kháng của mỗi cá thể sống là khác nhau. Nếu sở hữu sức đề kháng tốt, cơ thể có khả năng phát hiện, ngăn chặn và tiêu diệt các tác nhân gây hại xâm nhập vào cơ thể qua nhiều phương thức khác nhau.
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn non nớt và chưa hoàn thiện, khiến sức đề kháng còn yếu. Một đứa trẻ được chăm sóc tốt, chế độ dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ có hệ miễn dịch và sức đề kháng tốt. Từ đó chống lại được các tác động xấu từ môi trường sống như: thay đổi thời tiết, bệnh dịch… Ngược lại, trẻ có sức đề kháng kém sẽ thường xuyên ốm vặt, nhạy cảm với thay đổi của thời tiết như: hắt hơi, sổ mũi… nếu lâu dần khiến sức khỏe suy yếu, giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng và ảnh hưởng tới sự phát triển – nguyên nhân dẫn tới việc còi cọc, chậm lớn.
Tham khảo
Danh sách các món ăn ngon từ trái cây tăng sức đề kháng
Những biện pháp tăng sức đề kháng cho trẻ
Để tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức đề kháng của bé, các bậc phụ huynh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, khoa học kết hợp với các phương pháp chăm sóc trẻ nhỏ hiệu quả như:
Cho bé uống đủ nước:
Nước là chất trung gian dẫn truyền đưa bạch cầu đi khắp cơ thể – có tác dụng tìm và tiêu diệt những tế bào lạ xâm nhập vào bên trong cơ thể. Đồng thời, nước giúp đào thải những độc tố tích tụ bên trong các cơ quan và mô mỡ ra ngoài thông qua bài tiết mồ hôi. Uống đủ nước giúp đẩy nhanh tốc độ trao đổi chất và hấp thu dinh dưỡng.
Tùy vào thể trạng của bé để quyết định lượng nước cần nạp vào cơ thể mỗi ngày cho phù hợp. Trung bình, trẻ nhỏ từ 1 – 3 tuổi mỗi ngày cần uống 1,3 lít nước (khoảng 0,9 lít là uống trực tiếp và 0,4 lít thông qua uống gián tiếp các loại nước canh, sinh tố, trái cây…).
Độ tuổi | Tổng lượng nước/ngày (ml) | Lượng nước uống/ngày (ml) |
0 – 6 tháng | 700 | – |
7 – 12 tháng | 800 | 600 |
1 – 3 tuổi | 1300 | 900 |
4 – 8 tuổi | 1700 | 1200 |
9 – 13 tuổi | 2100 | 1600 |
14 – 18 tuổi | 2300 | 1800 |
Cho trẻ ăn uống khoa học
Ngoài chú trọng đến chế độ dinh dưỡng, bổ sung đúng và đủ các thành phần dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể, các bậc phụ huynh cũng nên quan tâm tới việc cho bé ăn đúng cách như sau:
– Cho ăn đúng bữa, đúng giờ và đều đặn.
– Thay đổi thực đơn thường xuyên để tránh nhàm chán và kích thích bé ăn ngon miệng.
– Cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất thiết yếu trong mỗi bữa ăn của bé: đạm, tinh bột, chất béo, chất xơ, vitamin và khoáng chất.
Cho bé ngủ đủ giấc
Giấc ngủ rất quan trọng tới sự phát triển thể chất và trí tuệ đồng thời ảnh hưởng tới sức đề kháng của trẻ. Tùy theo lứa tuổi mà trẻ nhỏ có thời lượng ngủ khác nhau. Nhưng cần đảm bảo tổng thời gian ngủ trong ngày như sau:
– Trẻ từ 4 – 12 tháng tuổi: 12 -16 tiếng
– Trẻ từ 1 – 2 tuổi: 11 – 14 tiếng
– Trẻ từ 3 – 5 tuổi: 10 – 13 tiếng
– Trẻ từ 6 – 12 tuổi: 9 – 12 tiếng
– Trẻ từ 13 – 18 tuổi: 8 – 10 tiếng
– Trẻ từ 18 tuổi trở lên: > 7 tiếng
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng có trong đồ ăn vào thực đơn của trẻ
Trong thực phẩm, có rất nhiều dưỡng chất quý giá góp phần hình thành và tham gia vào vận hành của hệ miễn dịch như: sắt, kẽm, vitamin, chất xơ… Để giúp các mẹ xây dựng chế độ ăn khoa học cho bé, maynhabep.com xin cung cấp chi tiết danh sách những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ ở phần tiếp theo của bài viết. Mời các mẹ theo dõi bên dưới:
Những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ
Sữa mẹ
“Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ”: câu khẳng định được bất kỳ hãng sữa nào phát ngôn trước khi quảng cáo sản phẩm đã cho thấy lợi ích tuyệt vời của sữa mẹ đối với sức khỏe của bé. Sữa mẹ có chứa rất nhiều kháng thể giúp tăng cường khả năng miễn dịch cho con mà bất kì loại sữa công thức nào đều không thể thay thế được. Nhờ vậy, trẻ được bú sữa mẹ sẽ tăng cường chống viêm, hạn chế tiêu chảy, dị ứng, táo bón… Nếu bà mẹ nào đủ sữa cho con bú thì không nên cai sữa quá sớm, cho bé bú tối thiểu 24 tháng để giúp bé có được hệ miễn dịch tốt nhất nhé.
Sữa chua
Sữa chua được hình thành nhờ quá trình lên men sữa. Nhờ vậy, khi ăn sữa chua hàng ngày, các bé được nạp thêm hàng triệu lợi khuẩn hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Từ đó cải thiện và nâng cao sức đề kháng và khả năng miễn dịch. Hơn thế nữa, sữa chua là một trong những nguồn thực phẩm chứa lượng vitamin D dồi dào, một trong những chất cần thiết giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt.
Cam quýt và trái cây có múi
Nhờ hàm lượng vitamin C và chất xơ vô cùng dồi dào có trong các loại quả này, giúp cải thiện khả năng hấp thu dưỡng chất của hệ tiêu hóa. Từ đó nâng cao hệ miễn dịch và tăng sức đề kháng cho trẻ nhỏ. Nếu bé nhà bạn đã có thể nhai và nuốt tốt, các mẹ có thể cho bé ăn trực tiếp múi cam. Còn nếu vẫn sợ hóc, mẹ có thể nhờ tới sự hỗ trợ của máy vắt cam bằng điện để tận thu lượng nước nhiều nhất có trong quả cam, giúp bé hấp thu tối đa dưỡng chất quý giá khi uống.
Súp lơ xanh
Súp lơ xanh là món ăn khoái khẩu của rất nhiều bé nhờ vị thanh mát, ngọt tự nhiên và ăn bùi bùi không bị nát. Ngoài ra, súp lơ xanh được ví như là “thịt bò” trong giới rau củ nhờ lượng dưỡng chất dồi dào và phong phú chứa đựng: vitamin A, E, sắt, kẽm, magie… Đặc biệt, lượng vitamin C dồi dào có trong súp lơ xanh giúp hệ miễn dịch của các bé luôn được duy trì ở mức cao nhất.
Để có thể giữ trọn dinh dưỡng có trong loại rau củ này, các mẹ có thể hấp rau bằng nồi hấp điện thay vì luộc như mọi khi, sẽ giúp làm chín rau từ từ và không đẩy nhiệt độ lên quá cao, làm bay hơi các chất dinh dưỡng quý giá.
Hạnh nhân
Đây là loại hạt có hàm lượng vitamin E dồi dào, giúp phòng chống và ngăn ngừa cơ thể mắc các bệnh cảm cúm. Bổ sung hạnh nhân vào các món bánh thơm ngon sẽ là cách giúp con yêu vừa có bữa ăn ngon miệng, vừa tăng cường sức đề kháng. Chỉ cần các mẹ bỏ vài hạt hạnh nhân vào máy xay rau củ đa năng của nhà mình, lựa chọn chế độ thái lát để từng hạt hạnh nhân được bào mỏng, giúp cho việc hấp thu dinh dưỡng tốt hơn. Rồi sử dụng lát hạnh nhân rắc lên bột trước khi nướng bánh sẽ có được món tráng miệng thơm ngon, bổ dưỡng cho bé.
Cải bó xôi
Cải bó xôi hay còn có tên gọi khác là rau bina. Loại rau này chứa hàm lượng chất xơ, vitamin C, các chất chống oxy hóa rất lớn. Nhờ vậy, bổ sung loại rau này vào thực đơn hàng ngày là cách ngăn ngừa nhiễm trùng, tăng sức đề kháng hiệu quả cho con yêu.
Đu đủ
Đu đủ là một trong những loại trái cây vô cùng lành mạnh và tốt cho hệ tiêu hóa. Được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo cho bé ăn từ lúc bắt đầu ăn dặm. Nhờ chứa đựng hàm lượng vitamin C dồi dào, nguồn chất xơ phong phú, và đặc biệt là hàm lượng papain – enzyme tiêu hóa có tác dụng ngăn ngừa viêm nhiễm hiệu quả. Đu đủ luôn góp mặt vào trong danh sách các loại thực phẩm tăng sức đề kháng nên sử dụng.
Quả kiwi
Là một trong những loại trái cây nhập ngoại được người Việt Nam yêu thích, kiwi mang trong mình những dưỡng chất vô cùng quý giá và có lợi cho hệ miễn dịch như: folate, kali, vitamin K… Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, tiêu thụ kiwi thường xuyên làm tăng khả năng sản xuất bạch cầu, giúp cơ thể chống viêm nhiễm.
Động vật có vỏ
Một số loại động vật có vỏ như: tôm, cua, hàu, trai… được biết đến là các thực phẩm rất giàu canxi và kẽm. Nhờ vậy, bổ sung những loại thực phẩm này vào chế độ dinh dưỡng của bé giúp cải thiện hệ miễn dịch hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ lưu ý chỉ nên cho bé ăn tối đa 3 lần/tuần với lượng vừa phải, vì đây là nhóm thực phẩm có tính hàn, ăn nhiều rất dễ bị đi ngoài.
Thịt gà
Theo đông y, thịt gà có tính bình và chứa lượng dinh dưỡng thiết yếu, giúp cơ thể hồi phục và ngăn ngừa những triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, thịt gà rất giàu vitamin nhóm B là nguồn dinh dưỡng có lợi cho hệ đường ruột, kích thích ăn ngon miệng và tăng cường sức đề kháng. Đối với những bé còn nhỏ, nếu ăn thịt gà dính răng và bị khô bã, các mẹ nên cho vào máy xay thịt để xay nhuyễn, rồi nấu súp hoặc làm món gà viên chiên để kích thích bé ăn ngon miệng và hấp thu trọn vẹn dinh dưỡng từ loại thịt động vật này.
THAM KHẢO
Cách làm trà hoa quả sấy khô thải độc cơ thể
Nên uống nước cam lúc nào là tốt nhất
Thường xuyên bổ sung những món ăn tăng sức đề kháng cho trẻ, giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, hình thành lối sống lành mạnh, khoa học và cho con uống đủ nước, ngủ đủ giấc giúp cải thiện hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng để có thể ngăn ngừa bất kì loại bệnh tật nào và các tác nhân có hại trong môi trường sống.