Là sinh viên đã tốt nghiệp trường Đại học mở Hà Nội, ngành Công nghệ thông tin đạt danh hiệu xuất sắc, anh Nguyễn Hải Châu đã không theo đuổi sự nghiệp với ngành nghề anh đã học mà đam mê với nghề cơ khí chế tạo. Trong suốt 06 năm qua, Nhà sáng chế này đã cho ra đời với hàng trăm loại sản phẩm mang thương hiệu 3A nhằm phục vụ cho nông dân, và đưa Công ty CPĐT Tuấn Tú mà do anh lãnh đạo trở thành Công ty đứng đầu Việt Nam, chuyên chế tạo và sản xuất ra các thiết bị máy móc phục vụ cho nông nghiệp, xử lý môi trường, máy chế biến thực phẩm và bảo quản sau khi thu hoạch.
Anh Nguyễn Hải Châu đã 02 lần được vinh dự nhận Kỷ niệm chương do Chủ tịch nước tặng, và nhiều năm liền đã được hội doanh nhân Việt Nam khen tặng chứng nhận là Doanh nhân của năm. Đặc biệt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chứng nhận Công ty Cổ phần Đầu tư Tuấn Tú là “Doanh nghiệp đồng hành cùng nha nông”. Còn với bà con nông dân đã đặc biệt danh cho anh với cái tên thân thiện nhất là: Nhà sáng chế nông dân.
Được sinh ra và lớn lên trên vùng quê nghèo đói Nghệ An, người dân ở đây luôn sống với cuộc sống lam lũ, Anh Nguyễn Hải Châu luôn nuôi tiềm thức trong mình là làm sao giúp được nhân dân thoát được khỏi cảnh nghèo đói. Việc anh lựa chọn học ngành Công nghệ thông tin cũng chỉ vì nỗi khát khao cháy bỏng trong con người ấy. Anh luôn nghĩ, việc học Công nghệ thông tin sẽ tiếp cận được những nguồn thông tin đầy ắp của nhân loại mà anh đang cần học.
Sau khi tốt nghiệp đại học anh có làm việc cho một tổ chức Phi Chính Phủ, luôn giúp người nông dân ở vùng xa thoát khỏi cảnh nghèo đói. Khi làm ở đây, anh có nhiệm vụ làm công tác chuyển giao kỹ thuật cho bà con nông dân nghèo, giúp cho bà con tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống mà không hề phải tốn sức lao động vất vả.
Ôn lại kỷ niệm, trong thời gian anh làm dự án xóa đói giảm nghèo thuộc tỉnh miền núi Lạng Sơn, Nhà sáng chế tài ba này đã từng chứng kiến khá nhiều nông dân lao động vất vả phải băm bèo, thái chuối để làm thức ăn cho vật nuôi. Lúc này đây, anh rất mong muốn giúp cho bà con làm việc bớt đi những nỗi nhọc nhằn, trong đầu anh bừng lóe ra một tia sáng chói là phải chế tạo ra một chiếc máy với nhiều tính năng nhằm giúp cho bà con nông dân có thể nâng cao được năng xuất lao động. Lúc đó nghĩ và làm, mới đầu thì anh đặt hàng sản xuất một số loại dụng cụ công nghiệp địa phương theo bản vẽ do anh thiết kế. Nhưng với số lượng đặt hàng quá ít, nên không ai nhận sản xuất cho. Nhưng may mắn thay, đã có người nhận chế tạo cho anh, làm xong anh mang về lắp ghép máy và cho chạy thử nhưng không đạt yêu cầu.
Lúc này đây, anh quyết định tự mình tìm hiểu, nghiên cứu về chế tạo. Anh xin nghỉ phép khoảng nửa tháng để làm cho được “Dự án” của riêng mình. Qua sự kiểm tra khảo sát thị trường, Nhà sáng chế trẻ này đã phát hiện ra một điều quan trọng, ở Việt Nam giờ đây, với các loại như: máy nghiền nghệ, máy nhà bếp, hay máy nông nghiệp chỉ có một chức năng cố định, bởi thế sẽ rất bất tiện. Còn với ý tưởng của anh là có thể tích hợp được nhiều công năng sử dụng cho cùng một chiếc máy có bán trên thị trường. Anh mua một chiếc máy về và sau đó tháo tung ra để tìm hiểu rõ về cơ chế vận hành của chiếc máy. Có rất nhiều đêm anh đã thức trắng để phác thảo ra bản vẽ chi tiết cùng với công năng sử dụng của máy. Anh đã thử làm và không ít lần thất bại.
Thời gian nghỉ phép nửa tháng của mình không còn đủ, anh đã quyết định nghỉ hẳn việc tại Tổ chức Phi Chính Phủ với mức lương hấp dẫn để chuyên sâu hơn vào nghiên cứu chế tạo thiết bị máy móc. Đi lang thang khắp nơi và các cửa hàng bán máy nông nghiệp trên thị trường, anh đã mày mò tìm ra quy chế hoạt động của các máy đó. Giờ đây là lúc khó khăn nhất đối với anh khi ấy vốn đầu tư để mua máy móc nghiên cứu đã cạn kiệt, anh phải đi làm thêm rất nhiều nơi để kiếm thêm tiền, anh Châu cho biết:“Tôi từng phải xin làm nhân viên tiếp thị rồi nhân viên giao hàng. Ngày đi làm, tối về lại thức trắng để học cách vẽ phác thảo các bộ phận, chi tiết, rồi tính toán kỹ lưỡng về công năng và những thông số kỹ thuật”.
Suốt 2 năm cần cù làm việc và nhẫn nại, anh Nguyễn Hải Châu cũng đã chế tạo thành công chiếc máy đầu tiên cho mình với 03 tác dụng: 1 – nghiền được ngô, 2 – băm được bèo, 3 – nghiền nát nhuyễn cây chuối, cây cỏ voi, rau bèo,… giúp bà con nông dân dùng làm thức ăn chăn nuôi.
Chế tạo được chiếc máy nghiền đa năng “quý hiếm” này đã khó, nhưng việc bán chiếc máy đó ra thị trường lại còn gian nan hơn gấp bội lần. Chiếc máy thời đầu của anh còn khá mộc mạc, đơn xơ, chưa được đẹp về mặt thẩm mỹ, giá thành cũng còn khá cao. Anh mang đi chào hàng, nhưng khách hàng thấy máy của anh không có thương hiệu, lại không biết chất lượng rao sao nên hầu như họ không mua. Mãi về sau họ mới đồng ý mua, nhưng họ mua lại không trả tiền ngay, chịu lại sau.
Nhưng với Nhà sáng chế trẻ này không hề nản chí. Việc đến rồi cũng sẽ đến. Dần dần những cuộc điện thoại đầu tiên của khách hàng đã gọi đến mà anh nghe không thể nào tin nổi ở tai mình nữa. Người ta bắt đầu đặt gọi hàng, lúc này đây anh cảm thấy sung sướng mà tràn ngập nước mắt. Trải qua thực tế, khách hàng khi sử dụng máy của anh thấy khá tốt, “tiếng lành đồn xa”. Tên tuổi và hệ thống máy móc do Nhà sáng chế trẻ này sản xuất bắt đầu có tiếng.
Từ đó anh quyết định thành lập công ty CPĐT Tuấn Tú thuộc xã Liên Mạc, nay là Phường Liên Mạc, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.
Anh cho biết thêm: “Lúc đó, tôi càng say sưa làm việc, trung bình khoảng 20 giờ mỗi ngày mà không thấy mệt. Tôi sắm cả các vai, nào là ông chủ hướng dẫn cho nhân viên của mình, vai công nhân cơ khí sản xuất ở xưởng, hoặc vai nhân viên giao hàng để mời khách hàng dùng thử sản phẩm, mỗi ngày đi xe máy xa hàng trăm không ngại ”.
Cho tới nay, những chiếc máy chế biến thức ăn chăn nuôi đa năng này của Công ty Tuấn Tú đã cải tiến qua 4-5 thế hệ, đẹp nguyên về thẩm mỹ, cùng với 3 chức năng ưu việt chính là: 1 – nghiền được bột khô, 2 – băm nhỏ rau, bèo và 3 – nghiền nát nhuyễn cỏ, bèo, rau,… dùng làm thức chăn cho vật nuôi. Những chiếc mày được sử dụng bằng điện dân dụng 220V, có cân nặng 50Kg, phần chân máy được thiết kế tháo rời, khá tiện lợi cho việc vận chuyển và sử dụng tại các hộ gia đình. Đây chính là kết quả của sự miệt mài, lăn lộn trong thực tế của anh: “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”, chịu lắng nghe, tìm hiểu về nguyện vọng của bà con nông dân nhằm cải tiến ra những công cụ giúp cho bà con. Nhìn vào những chiếc Máy chế biến thức ăn chăn nuôi với quy mộ gia đình hiện nay khá tiện ích và xinh đẹp, được bà con nông dân tin dùng, anh đã không thể quên được chiếc máy băm nghiền đầu tiên ra đời. Mặc dù còn khá mộc mạc, chưa có nhiều chức năng như máy đời mới hiện nay, nhưng anh vẫn luôn thấy vui, vẫn yêu thương nó như mối tình đầu thủy chung của anh vậy, nó đã giúp anh nặng duyên với ngành cơ khí cho đến tận bây giờ.
Sau thành công với máy nghiền thức ăn chăn nuôi đa năng này, chàng trai Nguyễn Hải Châu chính thức bén duyên với nghề cơ khí chế tạo. Anh miệt mài tìm tòi, tích hợp thêm nhiều tính năng để đưa ra thị trường nhiều sản phẩm mới thiết thực hơn, như các máy bào sắn, máy cán mì, xay giò đến máy bóc hành tỏi, nghiền rau củ, rửa củ quả, nghiền xơ dừa, nghiền dăm gỗ làm ván ép v.v…
Chỉ tay vào chiếc máy làm đất do Nhật Bản sản xuất, anh nói: “Ban đầu,chiếc máy này chỉ có hai tác dụng là cày và bừa, sau đó anh đã cải tiến thêm các công dụng về sạc cỏ, tra hạt, bỏ phân, đánh luống”. Không dừng lại ở đó, nhà sáng chế không bằng cấp này còn tiếp tục nghiên cứu để thiết kế thêm giá để bơm nước và thuốc trừ sâu, tiện lợi cho bà con trong việc trồng trọt.
Mới đây, xưởng cơ khí của Nguyễn Hải Châu đã bắt đầu sáng chế máy cày đa năng từ xe máy cũ. Việc chế tạo máy móc từ xe máy cũ sẽ tận dụng được phụ tùng và động cơ của xe,là thứ rất thông dụng trên thị trường Việt Nam nên dễ dàng thu mua và sửa chữa, cải tạo. Vì thế, chiếc xe máy “đa năng” đầu tiên cũng đã ra đời với bốn công dụng: cày, bừa, lên luống và sạc cỏ.
Đến nay, anh Châu đã chế tạo và cải tiến được hơn 40 loại máy móc trong nông nghiệp. Hàng của Công ty Tuấn Tú đang có mặt trên 40đại lý phân phối trong nước, có cả những đại lý ở Lào và Campuchia, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động của bà con nông dân và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Để bán được nhiều sản phẩm cho bà con nông dân, người kỹ sư công nghệ thông tin này đã phát huy thế mạnh ngành học của mình, đào tạo nên một đội ngũ tiếp thị trực tuyến (marketing online), để làm sao tên các sản phẩm của anh luôn đúng ở thứ hạng cao trong hệ thống tìm kiếm google trên internet. Công ty của Nhà sáng chế Việt Nam Nguyễn Hải Châu đã tuyển dụng 6 người làm việc, trong đó có 5 người khuyết tật, thực sự có năng lực đảm nhiệm công việc này. Thương hiệu máy 3A của công ty Tuấn Tú do anh lãnh đạo luôn xuất hiện trên trang đầu tìm kiếm của google trên internet, để khách hàng “tìm là thấy”.
Được hỏi về dự kiến trong tương lai của anh là gì, Nguyễn Hải Châu – nhà sáng chế của nông dân Việt Namtươi cười nói: “Chừng nào bà con nông dân còn vất vả, tôi còn tìm tòi sáng tạo để cải tiến công cụ, máy móc phục vụ bà con”.